C-and-Cpp/C2/First-C-Program/Vietnamese

From Script | Spoken-Tutorial
Revision as of 16:59, 10 January 2020 by PoojaMoolya (Talk | contribs)

(diff) ← Older revision | Latest revision (diff) | Newer revision → (diff)
Jump to: navigation, search
Time Narration
00:01 Chào mừng đến với Spoken Tutorial về First C program.
00:05 Trong video này, ta sẽ học về:
00:08 Cách viết một chương trình C đơn giản
00:11 Làm thế nào để biên dịch nó.
00:13 Cách chạy chương trình, tôi sẽ giải thích một vài lỗi thông thường và các giải pháp của nó.
00:18 Để ghi lại video này, tôi sử dụng.
00:21 Hệ điều hành Ubuntu phiên bản 11.10 và phần mềm gcc Compiler phiên bản 4.6.1 trên Ubuntu.
00:31 Để thực hành theo hướng dẫn này,
00:33 Bạn nên làm quen với hệ điều hành Ubuntu và Editor..
00:38 Một vài trình chỉnh sửa như là vim and gedit.
00:42 Tôi đang dùng 'gedit' trong hướng dẫn này.
00:45 Tham khảo các hướng dẫn liên quan qua trang web của chúng tôi. http://spoken-tutorial.org.
00:51 Hãy để tôi hướng dẫn bạn cách viết một chương trình C bằng một ví dụ
00:55 Mở terminal window bằng cách nhấn tổ hợp phím Ctrl, Alt và T đồng thời trên bàn phím.
01:07 Bây giờ, hãy mở text editor. Sau đó, tại dấu nháy, hãy nhập.
01:12 “gedit” cách “talk” chấm “c” cách ký hiệu “&”.
01:20 Ta sử dụng ampersand (&) để giải phóng prompt.
01:24 Hãy chú ý rằng tất cả tập tin C sẽ có đuôi mở rộng là “.c”(dot C).
01:30 Nhấn Enter,
01:32 Trình chỉnh sửa văn bản đã mở ra.
01:36 Hãy bắt đầu viết chương trình.
01:39 Gõ hai dấu gạch chéo “//” cách
01:42 “My first C program”.
01:48 Ở đây, gạch chéo đôi được dùng để chú thích tại dòng.
01:52 Các chú thích được sử dụng để có thể hiểu được cách hoạt động của chương trình.
01:56 Nó rất hữu dụng cho tập tài liệu.
01:58 Nó đưa cho ta thông tin về chương trình.
02:01 Dấu gạch chéo đôi được gọi là chú thích dòng đơn.
02:07 Hãy nhấn Enter.
02:09 Gõ (hash) “#include” cách dấu ngoặc mở, ngoặc đóng.
02:17 Việc thực hành sẽ luôn tốt với việc hoàn thành dấu ngoặc trước, sau đó mới bắt đầu viết trong nó.
02:24 Bây giờ, trong dấu ngoặc, nhập “stdio” “(dot).” “h” .
02:30 stdio.h là một header file.
02:33 Một program phải bao gồm file header này khi nó sử dụng input/output functions chuẩn.
02:41 Giờ nhấn Enter.
02:43 “int” cách “main” dấu ngoặc mở, ngoặc đóng.
02:50 main là một function đặc biệt.
02:52 Nó biểu thị rằng việc hoạt động của chương trình sẽ bắt đầu từ dòng này.
02:58 Hai dấu ngoặc đóng mở được gọi là dấu ngoặc đơn.
03:04 dấu ngoặc đơn theo sau main để nói cho người dung biết main là một function.
03:11 Tại đây int main function không nhậnarguments.
03:15 Nó trả về giá trị integer.
03:18 Ta sẽ học về data types trong hướng dẫn khác.
03:23 Bây giờ, ta sẽ chuyển sang các slide khác để biết thêm về hàm “main”. Hãy chuyển sang trang tiếp theo .
03:29 Mỗi program nên có một hàm main.
03:33 Không nên có nhiều hơn một hàm main.
03:36 Nếu không trình biên dịch sẽ không thể xác định điểm bắt đầu của chương trình.
03:41 Cặp dấu ngoặc đơn rỗng chỉ ra rằng hàm main không có arguments.
03:46 Khái niệm đối số sẽ được thảo luận chi tiết ở trong các hướng dẫn sắp tới.
03:52 Hãy quay trở lại với chương trình của chúng ta.
03:55 Nhấn Enter.
03:58 Nhập vào dấu ngoặc nhọn mở “{”.
04:00 Dấu ngoặc nhọn mở đánh dấu điểm bắt đầu của function main.
04:04 Sau đó nhập vào dấu ngoặc nhọn đóng “}”.
04:08 Dấu ngoặc nhọn đóng chỉ ra điểm kết thúc của function main.
04:13 Bây giờ bên trong dấu ngoặc nhấn Enter hai lần,
04:16 Di chuyển trỏ chuột lên một dòng.
04:20 Việc thụt đầu dòng khiến đoạn mã dễ đọc hơn.
04:23 Nó cũng giúp định vị các lỗi nhanh hơn.
04:25 Vậy hãy nhấn dấu cách 3 lần ở đây.
04:29 Và gõ “printf” dấu ngoặc đơn đóng mở “()” .
04:34 printf là chức năng tiêu chuẩn C để hiển thị đầu ra trên terminal.
04:39 Tại đây, bên trong dấu ngoặc đơn, bên trong dấu nháy kép.
04:43 Mọi thứ ở bên trong dấu nháy kép, ở trong dòng printf sẽ được hiển thị ở trên terminal.
04:50 Nhập “Talk To a Teacher dấu chéo ngược n”.
04:59 Dấu chéo ngược n “\n” biểu thị dòng mới.
05:03 Kết quả là, sau khi thực hiện hàm printf , con trò di chuyển tới dòng mới.
05:10 Mỗi câu lệnh C phải kết thúc với semicolon “;”.
05:15 Vì thế, hãy nhập nó vào cuối dòng.
05:19 Semicolon đóng vai trò là dấu kết thúc câu lệnh.
05:24 Giờ nhấn Enter và nhấn dấu cách 3 lần.
05:27 Và nhập “return” cách “0” và dấu semicolon.
05:34 Câu lệnh này trả số nguyên 0.
05:38 Một số nguyên phải được trả về cho hàm này bởi vì đây là loại hàm int.
05:45 Câu lệnh return đánh dấu kết thúc của câu lệnh hoạt động.
05:51 Ta sẽ học thêm về các giá trị được trả lại ở hướng dẫn khác.
05:55 Bây giờ nhấn vào biểu tượng "Save" để lưu lại tập tin này..
06:00 Việc lưu tập tin thường xuyên là một thói quen tốt.
06:03 Điều này sẽ giúp bạn tránh việc đột nhiên mất điện.
06:05 Nó cũng hữu ích trong trường hợp các ứng dụng bị sập.
06:10 Hãy cùng biên dịch chương trình, quay trở lại Terminal.
06:15 Nhập “gcc” cách“talk.c” cách gạch ngang “-o” cách“myoutput”,
06:24 gcc là trình biên dịch,
06:27 talk.c là tên tin của chúng ta .
06:30 -o myoutput nói rằng việc thực hiện chương trình có kết quả ở myoutput.
06:37 Nhấn Enter.
06:39 Ta thấy rằng chương trình bây giờ đã được biên dịch.
06:42 Bằng việc nhập ls space (hypen) -lrt, ta thấy rằng myoutput là tin cuối cùng được tạo.
06:54 Để chạy chương trình, nhập chấm gạch chéo (dot slash)“./myoutput” , nhấnEnter.
07:01 Tại đây, đầu ra được hiển thị là “Talk To a Teacher”.
07:06 Như đã đề cập, return là câu lệnh cuối cùng được thực hiện.
07:10 Vì vậy, sau câu lệnh return sẽ không thực hiện bất cứ câu lệnh nào nữa. Hãy cùng thử xem
07:15 Quay trở lại chương trình.
07:17 Sau câu lệnh return, ta hãy thêm một câu lệnh printf nữa,
07:22 Gõ cách , gõ printf dấu ngoặc đơn mở, ngoặc đơn đóng.
07:27 Bên trong dấu ngoặc đơn, trong ngoặc kép đôi, nhập Welcome gạch chéo ngược n, ở cuối gõ dấu chấm phẩy.
07:35 Nhấn vào save.
07:37 Ta hãy biên dịch và thực hiện quay trở lại trình Terminal.
07:41 Bạn có thể nhớ lại các câu lệnh trước đó bằng cách nhấn phím up arrow.
07:46 Như tôi vừa làm.
07:51 Ta thấy rằng câu lệnh thứ hai welcome sẽ không được thực hiện.
07:58 Bây giờ quay trở lại chương trình.
08:00 Ta hãy viết câu lệnh 'Welcome' bên trên câu lệnh return.
08:06 Nhấn vào Save.
08:09 Hãy biên dịch và chạy.
08:15 Ta thấy rằng câu lệnh thứ hai printf ,welcome đã được thực hiện..
08:23 Bây giờ, hãy cùng xem các lỗi phổ biến mà ta có thể gặp phải. Quay trở lại chương trình.
08:29 Giả sử tại đây ta sẽ đánh thiếu dấu chấm ở trong “stdio.h”, Nhấn vào Save.
08:36 Hãy biên dịch và chạy .
08:41 Ta thấy rằng một lỗi fatal error ở dòng số 2 ở trong tin talk.c.
08:48 Trình biên dịch không thể tìm thấy header file với tên “stdioh”. Vì vậy nó trả về lỗi "no such file or directory".
08:59 Và việc biên dịch được chấm dứt.
09:03 Hãy cùng sửa lỗi, quay trở lại chương trình. Nhập lại dấu chấm “.”,nhấn vào Save.
09:11 Cùng biên dịch và chạy. Đúng vậy, nó đã hoạt động.
09:19 Tôi sẽ chỉ cho bạn một lỗi phổ biến khác.
09:22 Quay trở lại chương trình..
09:25 Bây giờ, giả sử tại đây tôi thiếu semicolon ở cuối dòng. .
09:31 Nhấn vào Save. Hãy biên dịch và chạy.
09:41 Ta thấy rằng có một lỗi ở dòng số 6 ở trong tin talk.c nói rằng "expected ';' (semicolon) ở trước câu lệnh 'printf'".
09:51 Quay trở lại chương trình..
09:54 Như đã đề cập, dấu chấm hỏi hoạt động như một nhân tố kết thúc câu lệnh.
09:58 Vì thế nó sẽ tìm kiếm dấu này ở cuối dòng thứ 5 và đầu dòng thứ 6.
10:06 Đây là dòng thứ 6.
10:09 Đây là chỗ cuối cùng nơi bạn có thể đặt semicolon.
10:12 Hãy nhớ lại rằng trình biên dịch có thể đưa ra thông điệp lỗi ở dòng thứ 6.
10:18 Hãy cùng thử xem nếu ta đặt dấu chấm phẩy tại đây.
10:23 Nhấn vàoSave .
10:26 Hãy biên dịch và chạy.
10:30 Đúng vậy, nó đã hoạt động.
10:32 Bây giờ quay trở lại chương trình. Hãy cùng nhập chấm phẩy tại đây ở cuối dòng này.
10:40 đây là một cách luyện tập thông thường để nhập chấm phẩy ở cuối dòng .
10:46 Giờ nhấn vào Save.
10:49 Hãy biên dịch và chạy. Và nó đã hoạt động.
10:54 Hãy quay trở lại bài giảng..
10:57 Về bài tập vận dụng
10:59 Viết một chương trình hiện ra "Welcome to the World of C"
11:02 Xem sẽ thế nào nếu “\n” không có trong câu lệnh printf.
11:08 Ta đã đến phần cuối của hướng dẫn này.
11:12 Xem các video có sẵn tại đường dẫn dưới đây.
11:15 Nó tổng hợp dự án Spoken Tutorial.
11:18 Nếu bạn không có một đường truyền tốt, bạn có thể tải xuống và xem.
11:22 Đội ngũ dự án Spoken Tutorial.
11:24 Tiến hành hội thảo sử dụng Spoken Tutorials.
11:28 Cấp chứng chỉ cho các học viên vượt qua bài kiểm tra trực tuyến.
11:31 Để biết thêm chi tiết, vui lòng liên hệ contact @ spoken gạch ngang tutorial chấm org.
11:38 Dự án Spoken Tutorial là một phần của dự án Talk to a Teacher.
11:42 Được hỗ trợ bởi Phái đoàn Quốc gia về Giáo dục thông qua ICT, MHRD, Chính phủ Ấn Độ.
11:47 Thông tin thêm về Sứ mệnh có sẵn tại đường dẫn dưới đây.
11:51 Tôi là Diệu Linh đến từ IIT Bombay. Cảm ơn đã theo dõi.

Contributors and Content Editors

Dieulinh79, PoojaMoolya